Các nhà lãnh đạo kiệt xuất trong lịch sử phong kiến nước Nga (Phần 1)

Nước Nga – quốc gia rộng lớn nhất thế giới, trải rộng từ Á sang Âu là nơi sản sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt và các nhà lãnh đạo kiệt suất. Trọng suốt chiều dài lịch sử, nhờ có sự dẫn dắt của các nhà lãnh đạo này mà nước Nga từ một công quốc nhỏ bé đã có thể vươn lên thành 1 siêu cường thế giới. Và đây chính là series về những nhà lãnh đạo ấy.

Kievan Rus | historical state, Europe | Britannica
Bản đồ Rus Kiev

Trước thế kỉ thứ 8, khi ấy nước Nga chưa hình thành, trên lãnh thổ Nga các thành bang Slav tranh giành nhau quyền ảnh hưởng, và khi ấy thành bang đóng ở Novgorod là mạnh nhất. Trong thành bang ấy, có 2 tập đoàn quý tộc hùng mạnh đang oánh lộn lẫn nhau. Một thành bang không đoàn kết thì làm sao có thể chiến thắng được kẻ thù? Bởi thế mà giới quý tộc Novgorod đã quyết định mời anh em Rurik – những người vốn là cựu thù về để ổn định tình hình. Như mèo mù vớ được cá rán, Rurik nhanh chóng đưa quân của mình vào Novgorod, ổn định tình hình, thống nhất các thành bang và lên làm Vương công. Vài năm sau, các anh em của Rurik đều lần lượt qua đời, ông trở thành độc bá. Triều đại Rurik do ông sáng lập ra sẽ trị vì nước Nga cho đến tận năm 1612. Về sau con trai ông là Oleg tiến xuống phía Nam, chiếm được thành Kiev và dời đô về đấy, bởi vậy nên thời kì này mới được gọi là Rus Kiev.

Rurik titularnik.jpg
Rurik (~830 – 879)

Hơn 100 năm sau ngày Rurik lên ngôi, một ngôi sao sáng trên bầu trời nước Nga lại xuất hiện. Đó chính là Vương công Vladimir Vĩ đại. Cai trị từ năm 981 đến năm 1015, ông là một vị lãnh đạo lỗi lạc, người đã mở mang bờ cõi quốc gia đến tận vùng Belarus, thông ra Biển Bắc, chống lại sự xâm lược của các bộ tộc Bulgaria từ phương Nam,… Và thành tựu lớn nhất trong 35 năm trị vì của ông đó chính là truyền bá Thiên Chúa vào nước Nga. Sau 1 cuộc họp khá quan trọng với giới Quý Tộc, ông quyết định gửi các sứ giả đi đến các bộ tộc xung quanh học đạo. Kết quả thu về khá trái chiều: Sứ giả Hồi Giáo: bẩm bệ hạ bọn họ không uống rượu, không ăn thịt heo. “Uống rượu là vinh hạnh của mọi người Nga – chúng ta thà không có đạo chứ nhất định không thể không có rượu”. Vậy nên Vladimir không chấp nhận đạo Hồi. Sứ giả Do Thái: bẩm bệ hạ đạo của họ rất hay, nhưng Người thấy không, thánh địa của họ đã bị chiếm, có vẻ Chúa không còn theo họ nữa. Vậy là Vladimir cũng không chấp nhận đạo Do Thái. Sứ giả chính thống giáo: bẩm bệ hạ kinh thành Byzantium của họ thật diễm lệ, giáo lý của họ thật hay ho. Ngài (Vladimir) mừng như bắt được vàng, quyết định Chính Thống Giáo sẽ là tôn giáo chính thức. Sau đấy là màn bắt cả nước cải đạo và đi rửa tội (mà ông là người đầu tiên). Rồi ông hạ lệnh xây hàng loạt nhà thờ nguy nga lộng lẫy trên khắp cả nước (như nhà thờ Sofia ở Kiev), giao giảng Kinh Thánh và bố thí cho dân nghèo. Nhờ có Chính Thống Giáo mà dân Nga được gắn kết, đoàn kết hơn. Sự đoàn kết ấy đã tạo ra một tiềm lực to lớn cho toàn nước Nga. Chính vì những đóng góp to lớn như vậy mà ông đã được giáo hội Chính Thống tôn xưng là Thánh Vladimir.

Vladimir-I-Sviatoslavich.jpg
Thánh Vladimir (~958 – 1015)

Cha nào con nấy, người con Yaroslav của Vladimir cũng là một vị minh quân. Sau khi dẹp loạn của người anh phản trắc, ông đã có công mở mang bờ cõi và cũng là người đã góp công lớn vào việc hoàn chỉnh bộ luật đầu tiên của Nga – bộ luật Russkaya Parvda với sự giúp đỡ từ Thượng Phụ Hilarion của Kiev. Sự ra đời của bộ luật là bước tiến lớn trong sự phát triển của nhà nước Rus Kiev, cũng bởi vì lẽ đó mà ông được tôn xưng là Yaroslav Thông Thái.

YaroslavWiseSeal.jpg
Yaroslav Thông Thái (~978 – 1054) trên con dấu của ông

Leave a comment

Design a site like this with WordPress.com
Get started